Suy Niệm Thánh Vịnh 125 - Lm. Phêrô Phạm Ngọc Lê

Suy Niệm Thánh Vịnh 125 - Lm. Phêrô Phạm Ngọc Lê

  •   05/12/2018 03:42:11 AM
  •   Đã xem: 1076
  •   Phản hồi: 0
Đây là một Thánh vịnh lên đền. Là một phần của tổng hợp các bài ca mà người Do Thái hát khi hành hương về Giêrusalem. Những biểu thức (ra đi…đi…trở về…về..) gợi lên một cuộc rước lên Đền Thờ, có lẽ với những bó lúa vào dịp Lễ hội người ta dâng lên Thiên Chúa những hoa màu vừa mới thu hoạch. Lưu ý đến nhịp điệu được diễn tả qua cách dùng điệp ngữ, giống như bậc cấp người ta bước lên từng bước một: dẫn về… dẫn về, ta tưởng mình…. Ta thấy mình… ôi vĩ đại…vĩ đại thay.
Suy Niệm Thánh Vịnh 15 - Lm. Phêrô Phạm Ngọc Lê

Suy Niệm Thánh Vịnh 15 - Lm. Phêrô Phạm Ngọc Lê

  •   16/11/2018 02:57:52 AM
  •   Đã xem: 1246
  •   Phản hồi: 0
Tiếng kêu ‘xin giữ gìn con’, lạy Chúa Trời của con, là nơi ẩn náu, là hạnh phúc của con.
Một chọn lựa triệt để: chống lại các ngẫu thần …một phong trào ngoại giáo đang lan tràn…tuyệt đối chối từ các ngẫu thần.
Hạnh phúc được sống thân tình với Thiên Chúa: Không, tôi không hối tiếc, tôi đã chọn phần tốt nhất. Thiên Chúa là vị cố vấn của tôi… Ngài luôn đồng hành và bảo vệ tôi…Thiên Chúa là niềm vui, là sự sống và là sự sống lại….Thiên Chúa là con đường, là ý nghĩa cuộc đời tôi. Thiên Chúa là hạnh phúc vĩnh cửu của tôi.
Suy Niệm Thánh Vịnh 145 - Lm. Phêrô Phạm Ngọc Lê

Suy Niệm Thánh Vịnh 145 - Lm. Phêrô Phạm Ngọc Lê

  •   08/11/2018 02:58:12 AM
  •   Đã xem: 1131
  •   Phản hồi: 0
Đây là một Thánh Thi ca ngợi vương quyền Thiên Chúa. Từ Thánh vịnh 145 cho đến Thánh vịnh cuối cùng 150, ta có một loạt thánh vịnh được gọi là Hallel cuối cùng, bởi vì mỗi một trong sáu Thánh vịnh này đều mở đầu và kết thúc bằng Alleluia. Cũng thế, sách Thánh vịnh kết thúc bằng lời chúc tụng. Hãy lưu ý từ Alleluia, trong tiếng Do Thái có nghĩa là Hãy chúc tụng Thiên Chúa.
Tác giả Thánh vịnh ca ngợi tình yêu Chúa với một giọng điệu hân hoan bằng cách lập lại chín lần cùng một cấu trúc văn phạm được gọi là ‘động tính từ ca tụng’.
Suy Niệm Thánh Vịnh 23. Lễ Các Thánh và 125 - Lm. Phêrô Phạm Ngọc Lê

Suy Niệm Thánh Vịnh 23. Lễ Các Thánh và 125 - Lm. Phêrô Phạm Ngọc Lê

  •   24/10/2018 10:43:00 PM
  •   Đã xem: 1278
  •   Phản hồi: 0
Đây là một Thánh vịnh lên đền. Là một phần của tổng hợp các bài ca mà người Do Thái hát khi hành hương về Giêrusalem. Những biểu thức (ra đi…đi…trở về…về..) gợi lên một cuộc rước lên Đền Thờ, có lẽ với những bó lúa vào dịp Lễ hội người ta dâng lên Thiên Chúa những hoa màu vừa mới thu hoạch. Lưu ý đến nhịp điệu được diễn tả qua cách dùng điệp ngữ, giống như bậc cấp người ta bước lên từng bước một: dẫn về… dẫn về, ta tưởng mình…. Ta thấy mình… ôi vĩ đại…vĩ đại thay. Mỗi khúc được xây trên một nhịp được gọi là bài ca than: câu thứ nhứt có ba dấu nhấn, và câu hai có hai dấu nhấn, giống như hơi thở của một người đang xúc động mạnh, sắp ngất...
Suy Niệm Thánh Vịnh 32 - Lm. Phêrô Phạm Ngọc Lê

Suy Niệm Thánh Vịnh 32 - Lm. Phêrô Phạm Ngọc Lê

  •   16/10/2018 11:17:00 PM
  •   Đã xem: 1296
  •   Phản hồi: 0
Mời gọi ca tụng: hãy reo hò, tạ ơn Chúa, gieo vạn tiếng đàn, hãy dâng Chúa khúc tân ca, rập tiếng hoan hô…
+Thiên Chúa, Đấng Tạo Dựng: -Trái đất. Tình thương Chúa đã dựng nên mặt đất, bằng lời sáng tạo, bằng hơi thở thần linh. –Biển cả…tất cả đều tuân phục Ngài
+Thiên Chúa Đấng Quan Phòng, chủ tể lịch sử, một vị Thiên Chúa can thiệp, phá tan ý định xấu… Ngài đang thực hiện chương trình của riêng ngài, nhờ dân tuyển chọn, Ngài không lãng quên bất cứ một cư dân nào trên địa cầu, tất cả đều do Ngài tạo dựng, Ngài biết tất cả…
Suy Niệm Thánh Vịnh 89 - Lm. Phêrô Phạm Ngọc Lê

Suy Niệm Thánh Vịnh 89 - Lm. Phêrô Phạm Ngọc Lê

  •   10/10/2018 04:34:00 AM
  •   Đã xem: 961
  •   Phản hồi: 0
Trong câu mở đầu thánh vịnh được gán cho Môsê, người của Thiên Chúa: đây là thánh vịnh duy nhất được đặt dưới sự bảo hộ của Môsê, vì có những liên hệ văn chương với Sách Sáng thế (St 2,17-3,12). ‘Ađam đã được lấy ra từ đất…sẽ trở về với bụi đất’; và Sách Xuất hành (Xh 32,12), Đệ Nhị Luật (32,36). ‘Xin Ngài nguôi cơn thịnh nộ và xin Ngài thương đừng hại dân Ngài’ lời Môsê chuyển cầu cho dân.
Đây là một thánh vịnh nài xin tha tội, lời cầu nguyện tập thể: tác giả thánh vịnh luôn sử dụng đại từ ‘chúng con’, ông không cầu nguyện một mình, nhất là không chỉ cầu xin tha tội cho mình, nhưng tội lỗi cho dân.
Suy Niệm Thánh Vịnh 18 - Lm. Phêrô Phạm Ngọc Lê

Suy Niệm Thánh Vịnh 18 - Lm. Phêrô Phạm Ngọc Lê

  •   28/09/2018 05:25:00 AM
  •   Đã xem: 1081
  •   Phản hồi: 0
Cũng như thế giới chỉ được chiếu sáng và có sự sống nhờ mặt trời, thì con người chỉ phát triển và đạt đến mức tràn đầy sự sống nhờ ‘lề luật’, là sự sống của Thiên Chúa, tư tưởng của Người, ý muốn của Người giữa loài người.
Hai phần của Thánh vịnh được liên kết với nhau thật chặt chẽ: Đấng làm ra các luật ‘vật lý’ cho vũ trụ, cũng chính là Đấng thiết định những luật ‘luân lý’ cho con người. Qua thánh vịnh này, chúng ta tiếp cận tâm hồn của Israel, gắn bó với Lề Luật thánh (Torah) bằng một tình yêu chân thành và cháy nóng.
Suy Niệm Thánh Vịnh 53 - Lm. Phêrô Phạm Ngọc Lê

Suy Niệm Thánh Vịnh 53 - Lm. Phêrô Phạm Ngọc Lê

  •   21/09/2018 05:23:00 AM
  •   Đã xem: 1084
  •   Phản hồi: 0
Lời mở đầu Thánh vịnh dẫn ta vào lời cầu nguyện của chính Đavít. Đavít bị kẻ thù của mình là Saolê truy đuổi vì ông vua đầu tiên này của Israel e sợ chàng thanh niên Đavít chiếm đoạt ngai vàng, xét vì anh ta được nhiều cảm tình của dân chúng. Những ‘khách lạ’, dân chúng nơi mà Đavít trú ngụ, sẵn sàng ‘bán đứng’ anh (x. 1 Sm 23,19.28). Những người đã cầu nguyện và đọc thánh vịnh này trong dòng lịch sử, cách đặc biệt vào những thời kỳ bị bách hại của nhà Maccabê, là những người nghèo ‘anawim’ bị những kẻ quyền thế, kiêu căng, không niềm tin, không lề luật, không kể gì đến Thiên Chúa, bách hại.
Suy Niệm Thánh Vịnh 77 - Lm. Phêrô Phạm Ngọc Lê

Suy Niệm Thánh Vịnh 77 - Lm. Phêrô Phạm Ngọc Lê

  •   01/08/2018 03:41:53 AM
  •   Đã xem: 1254
  •   Phản hồi: 0
Công trình dài nhắc nhớ lịch sử này không mang lại niềm thất vọng, như vẻ bề ngoài của nó. Bởi lẽ với những tội lỗi không ngừng tái phạm, Thiên Chúa luôn đáp trả bằng sự tha thứ và những ân phúc mới. Dù bao bất trung, bất tín, Thiên Chúa vẫn luôn trung thành với Giao ước của Ngài. Thánh vịnh kết thúc với một viễn ảnh đầy hy vọng: người ta mong chờ một Đavít, vua mục tử hoàn hảo, khôn ngoan, chăn dắt dân. Và Đức Giêsu đã tự ví mình như vị ‘mục tử’ ấy, ngài đến để hiến mạng sống cứu dân Ngài (Ga 10).
Suy Niệm Thánh Vịnh 144 - Lm. Phêrô Phạm Ngọc Lê

Suy Niệm Thánh Vịnh 144 - Lm. Phêrô Phạm Ngọc Lê

  •   24/07/2018 10:26:22 PM
  •   Đã xem: 1121
  •   Phản hồi: 0
Đây là một Thánh Vịnh theo mẫu tự ABC, mỗi câu bắt đầu bằng một chữ cái, diễn tả ước muốn ca tụng Giao Ước một cách toàn vẹn… Người Do Thái đọc Thánh vịnh này mỗi ngày vào giờ kinh sáng: ngày lại ngày, con xin chúc tụng Chúa… Đức Giêsu chắc cũng đã đọc Thánh vịnh này hàng nghìn lần. Từ ngữ diễn tả tâm tình ca tụng thật súc tích: tán dương, chúc tụng, ca ngợi, ca tụng, tuyên bố, kể lại rằng, xưng tụng… Tác giả Thánh vịnh không thể không chúc tụng vinh quang đức vua của ông, chính là Thiên Chúa. Ông kể ra vinh quang của Ngài, vinh hiển, kỳ công, uy quyền…
Suy Niệm Thánh Vịnh 22 - Lm. Phêrô Phạm Ngọc Lê

Suy Niệm Thánh Vịnh 22 - Lm. Phêrô Phạm Ngọc Lê

  •   18/07/2018 09:31:52 PM
  •   Đã xem: 1096
  •   Phản hồi: 0
Thánh vịnh nói lên kinh nghiệm sống thân tình với Thiên Chúa, sử dụng hai hình ảnh rất được ưa chuộng: đồng cỏ…bữa tiệc…(Người chăn chiên….và Người chủ nhà…) Ở những nơi mà đời sống còn rất bình dị tự nhiên, loại ngôn ngữ này mang tính thi vị. Chủ đề “mục tử” được Kinh Thánh đề cập nhiều. Dân Do thái sống trong một nền văn minh nông nghiệp và du mục. Đối với người dân, đàn chiên là tài sản chính, cả cuộc sống nhằm lo lắng cho đàn chiên: tìm đồng cỏ xanh tươi, dẫn chiên đến dòng nước trong, cho chiên nằm nghỉ nơi bóng mát, biết dẫn chiên đi trong những lối đường an toàn tránh xa những nẻo đường nguy hiểm, với gậy trong tay bảo vệ chúng khi có thú dữ tấn công.
Suy Niệm Thánh Vịnh 84 - Lm. Phêrô Phạm Ngọc Lê

Suy Niệm Thánh Vịnh 84 - Lm. Phêrô Phạm Ngọc Lê

  •   11/07/2018 04:26:22 AM
  •   Đã xem: 2288
  •   Phản hồi: 0
Một động từ được lập lại 5 lần: dẫn về! Thánh vịnh này hoàn toàn được ghi dấu bằng chủ đề ‘đưa về, dẫn về’. Rõ ràng tình cảnh làm phát sinh lời cầu nguyện này chính là việc những người lưu đày được trở về từ Babylon. Người ta dựa trên một biến cố lịch sử, được xem như một hành động tha thứ của Thiên Chúa, để cầu xin Ngài một ân huệ mới. Sau niềm hân hoan của việc đoàn người tù nhân đầu tiên được giải thoát trở về, người ta lại nhanh chóng rơi vào nỗi thất vọng của cái ‘thường ngày’: việc tái thiết Đền Thờ bị trì hoãn và các địch thù không ngừng quấy phá những người mới hồi hương (Es 4,4).
Suy Niệm Thánh Vịnh 122 - Lm. Phêrô Phạm Ngọc Lê

Suy Niệm Thánh Vịnh 122 - Lm. Phêrô Phạm Ngọc Lê

  •   04/07/2018 05:31:01 AM
  •   Đã xem: 1347
  •   Phản hồi: 0
Đây là thánh vịnh hành hương, hoặc thánh vịnh lên đền. Bài thơ này là một viên ngọc văn học nhỏ, trong đó nhịp điệu câu được cắt tỉa bằng lối điệp ngữ hết sức ý nghĩa: mắt, tay hướng về…xót thương, khinh miệt…Dân Israel ý thức mình là một dân bé nhỏ, nghèo hèn, bị đàn áp, bị khinh miệt. Tất cả những điều đó cô đọng trong từ do thái ‘anawim’ mà ta dịch là nghèo, hoặc là khiêm nhu. Thay vì bị đè bẹp bởi tình trạng đó, người do thái tựa vào đó để quay về với Thiên Chúa mà thôi: không có lấy một chút quyền lực chính trị hay quân sự, họ ‘hướng mắt nhìn lên trời cao’.
Suy Niệm Thánh Vịnh 29 - Lm. Phêrô Phạm Ngọc Lê

Suy Niệm Thánh Vịnh 29 - Lm. Phêrô Phạm Ngọc Lê

  •   28/06/2018 03:48:24 AM
  •   Đã xem: 1389
  •   Phản hồi: 0
Đây là một thánh vịnh tạ ơn. Động từ tạ ơn được sử dụng ba lần và cũng là từ cuối của thánh vịnh. Từ vựng diễn tả niềm vui thật phong phú: ‘lễ, tán dương, hò reo, vũ điệu’… Trong loại hình văn chương Midrash này, tình trạng cụ thể được gợi lên: một người đau bệnh sắp chết đã được chữa lành…giống như trải nghiệm của Israel, sau cơn hấp hối của thời lưu đày, đã tìm lại niềm vui để ca tụng Thiên Chúa. Dân Israel đã cảm nghiệm sự giải thoát này như một ‘hồi sinh’: tưởng đã xuống mồ mà Ngài thương cứu sống.
Suy Niệm Thánh Vịnh 70 - Lm. Phêrô Phạm Ngọc Lê

Suy Niệm Thánh Vịnh 70 - Lm. Phêrô Phạm Ngọc Lê

  •   24/06/2018 03:52:36 AM
  •   Đã xem: 1534
  •   Phản hồi: 0
Như ta vẫn thường lưu ý, chủ từ ‘tôi’ được sử dụng ở đây là để chỉ Israel. Lời kinh nguyện này bên ngoài xem ra hết sức cá nhân trong cung giọng thân tình, thực chất lại là một ‘midrash’, một loại ‘dụ ngôn’, một thể văn: dân Israel được trình bày như một cụ già (tình yêu của Thiên Chúa đi trước), đã được chọn ngay từ thuở mới sinh, đã cố gắng để sống trung thành cho tới lúc ‘tóc bạc’…một cụ già không còn sức lực và bị quân thù bao quanh, cả dám khẩn xin Thiên Chúa không phải cho kéo dài cuộc đời đáng thương nhưng là một sức sống mới, một tuổi xuân mới, một sự hồi sinh: như thế Israel sẽ không ngừng cất lời ca tụng và niềm vui.
Suy Niệm Thánh Vịnh 106 - Lm. Phêrô Phạm Ngọc Lê

Suy Niệm Thánh Vịnh 106 - Lm. Phêrô Phạm Ngọc Lê

  •   20/06/2018 04:03:36 AM
  •   Đã xem: 1406
  •   Phản hồi: 0
Dàn bài của thánh vịnh Tạ Ơn này thật rõ ràng. Ta thấy cách cụ thể một cảnh sống động đang diễn ra. Vào ngày đại lễ, tại Giêrusalem, có nhiều khách hành hương, tất cả đều mong muốn tạ ơn Thiên Chúa về một lời mà họ đã hứa với Ngài khi họ đang ở trong một tình trạng nguy hiểm. Đám đông đứng quanh bàn thờ, nơi đó tế vật làm hy lễ Tạ ơn đã chuẩn bị sẵn. Các tư tế mời bốn nhóm tín hữu quy tụ với nhau để thực hiện một hy lễ chung. Đó là điều đã xảy ra cho thánh Phaolô, đã dâng hy lễ trong Đền Thờ ‘với bốn người khác’ (Cv 21,24).
Suy niệm Lời Chúa hằng ngày tuần XI TN B - Lm. Phêrô Phạm Ngọc Lê

Suy niệm Lời Chúa hằng ngày tuần XI TN B - Lm. Phêrô Phạm Ngọc Lê

  •   16/06/2018 05:01:33 AM
  •   Đã xem: 1210
  •   Phản hồi: 0
Trong bài đọc 1 ta thấy rõ ràng tính khí của thánh Phaolô, một tính khí thích đối nghịch, vì ngài là con người chiến đấu và siêu nhạy cảm. Thường thường các thư của Ngài khó hiểu chính bởi vì khía cạnh đối nghịch này, nhưng lại giúp làm nổi bật bộ mặt ‘gây vấn nạn’ của mầu nhiệm Đức Kitô và ngay cả của cuộc đời vị Tông Đồ. Gợi lên những đối nghịch: ‘Bị coi là bịp bợm, nhưng kỳ thực chúng tôi chân thành; bị coi là vô danh tiểu tốt, nhưng kỳ thực chúng tôi được mọi người biết đến; bị coi là sắp chết, nhưng kỳ thực chúng tôi vẫn sống…
Suy Niệm Thánh Vịnh 91 - Lm. Phêrô Phạm Ngọc Lê

Suy Niệm Thánh Vịnh 91 - Lm. Phêrô Phạm Ngọc Lê

  •   14/06/2018 10:42:03 PM
  •   Đã xem: 1165
  •   Phản hồi: 0
Thánh vịnh này là bài tụng ca giống với Thánh vịnh 1. Một người đạo đức hát lên hạnh phúc của mình vì nhận biết tình yêu trung tín của Thiên Chúa không ngừng tuôn đổ cho mình. Ngược lại, ông cũng nhận ra sự chóng qua của kẻ gian ác, những thành công của họ chỉ như gió thoảng…trong khi người lành bám rễ vững chắc nơi Chúa. Sách Gióp đã góp phần đào sâu những suy tư này bằng việc nhận thức thực tế rằng kẻ dữ có vẻ như được thành đạt ngay đời này còn người lành thì thất bại. Đây là vấn đề thời sự. Sách Khôn Ngoan (Kn 3, 1-9) được trích đọc trong lễ các Thánh Tử đạo, đã đưa ra câu trả lời dứt khoát: Linh hồn những người công chính ở trong tay Thiên Chúa.
Suy Niệm Thánh Vịnh 129 - Lm. Phêrô Phạm Ngọc Lê

Suy Niệm Thánh Vịnh 129 - Lm. Phêrô Phạm Ngọc Lê

  •   07/06/2018 05:03:33 AM
  •   Đã xem: 1733
  •   Phản hồi: 0
Thánh vịnh cầu khẩn được Israel sử dụng trong những nghi thức sám hối cộng đồng, đặc biệt vào dịp lễ Xá Tội: trước khi tái lập lại Giao Ước, người ta dâng các lễ vật xá tội đền bù tội lỗi. Điều đáng lưu ý là tiếng kêu của tội nhân không nhằm trước tiên thú nhận tội lỗi mình với những hoàn cảnh, chi tiết: người ta không biết rõ đây là tội gì. Thánh vịnh này trước tiên là một tiếng kêu trông cậy, bài hát hy vọng là bài hát đẹp nhất vì xuất phát từ trái tim con người.

Các tin khác

ducchasi
 
closedbible
 
suy 5
 
thanhthan06sm 1
 
gdphanxicoxavie
 
lichconggiao2
 
giolecacnhatho adv2 copy
 
giolecacnhatho adv2
 

Tin mới nhất

Thống kê

  • Đang truy cập99
  • Máy chủ tìm kiếm12
  • Khách viếng thăm87
  • Hôm nay14,249
  • Tháng hiện tại626,271
  • Tổng lượt truy cập46,310,307

Kết nối

 

 

 


Copyright © [2018] Giáo phận Nha Trang. All rights reserved.
   Phụ trách: Ban Truyền Thông Giáo Phận Nha Trang
Email: gpnhatrangbtt@gmail.com
Địa chỉ: 22 Trần Phú - HT 42, Tp. Nha Trang - Khánh Hoà
Phone: (84) 258.3523842 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây