Giáo xứ Gò Muồng tọa lạc trên địa bàn phường Ninh Hiệp, thị xã Ninh Hòa. Số giáo dân hiện tại là1930 người, các hội đoàn gồm: Legio Mariae, Bà mẹ Công giáo, Hội Gia trưởng, Ban giáo lý, Ban trợ táng và 4 ca đoàn. Sở sĩ có tên Gò Muồng là vì nhà thờ và nghĩa trang của giáo xứ nằm trên một cái gò có nhiều cây muồng dại. Và tên gọi này mang tính lịch sử từ thời các thừa sai truyền giáo và in đậm nét trong tâm tư người công giáo địa phương. Theo sử liệu, vào tháng 9 năm 1671, sau khi dừng chân tại Lâm Tuyền, Chợ Mới, phái đoàn của Đức Cha Lambert de LaMotte đã đến thăm Gò Muồng. Sau đó, vào cuối thế kỷ 17, đã có các thừa sai đến đây như Cố René Forget, Toussaint Feret, Boisseret dDestréchy. Xứ đạo đã có nhà mồ côi, nhà dưỡng lão và ruộng nhà chung tại Phú Điền, Ninh Phú. Cùng với lịch sử giáo hội Việt Nam, Gò Muồng cũng đã trải qua nhiều thăng trầm, nhiều phen bị bắt bớ. Nhà thờ, nhà nguyện bị đập phá, giáo dân nhiều lần bị phân tán, rồi lại trở về tái thiết. Năm 1700, các thừa sai Gouge, Feret, dDestréchy bị bắt, nhiều giáo dân như bà Anna, em gái cha Lorenso, ông Inhaxio Lư, bà Agatha Cư, ông Phêrô Tam chịu chết vì đạo. Tiếp đến, những cuộc bắt đạo vào thế kỷ 18 đã tàn phá nhà thờ và các cơ sở thành bình địa, nhiều giáo dân bị phân tán hoặc chết rũ tù. Một số đông giáo dân chạy đến làng Đại Cát để ẩn trú và lập nhà nguyện tại đây. Năm 1885, phong trào Văn Thân nổi lên, các tín hữu bị bách hại dữ dội, các cơ sở bị thiêu hủy, tàn phá, khoảng 100 tín hữu tại Đại Cat bị bắt và giết tại Gò Quýt (cách nhà thờ Mỹ Hoán ngày nay 03km). Một số bị giết rải rác, một số khác chạy vào rừng hay lánh nạn ở cửa biển Hòn Khói, Hà Liên. Nhưng ít năm sau, khi tình hình bắt đạo lắng dịu, giáo dân lại kéo về hợp với giáo dân từ Bình Định, Nha Trang, Quảng Nam gầy dựng lại xứ đạo Gò Muồng với một lòng hăng say. Từ đó, các họ lẻ khác lần lượt được thiết lập như Mỹ Hoán, Hòa Huỳnh, Thạch Định. Đến năm 1961 – 1962 lập thêm các họ đạo như Tân Hưng (xã Ninh Hưng), Phú Thọ (xã Ninh Diêm) và Lạc Hòa (xã Ninh An). Nhưng đến năm 1963, lại bị tàn phá. Ngôi Thánh đường của giáo xứ Gò Muồng được xây dựng từ năm 1952, còn nhà xứ được xây dựng năm 1945. Từ năm 2004, khi Cha Tađêô Phan Đình Tạc về nhận quản xứ, ngài đã nới rộng nhà thờ, xây dựng phòng Cha phó, Đài Đức Mẹ sầu bi, phòng giáo lý, xây tường rào và chỉnh trang khuôn viên nhà thờ. |
đức cha, bổ nhiệm, tân quản, giáo xứ, gò muồng, hạt trưởng, hạt vạn, cha tađêô, phan đình, mãnh đất, hòa yên, ngài đã, 04 năm, với bao, vẫn còn, trong trái, giáo dân, cha phêrô, xã ninh, lịch sử, nhà thờ, chào mừng, bà con, thánh lễ, quản xứ, đức ông, tổng đại, hôm nay, đức tin, vì đạo, cha xứ, cám ơn, các thừa, bị bắt, tàn phá, xây dựng, nbsp, giuse, giáo, ninh, người, ngài, nhưng